Lạc đỏ Lục Yên là giống bản địa của huyện Lục Yên, Yên Bái. Lạc được trồng vào khoảng tháng 1-2 và tháng 7-8 khu vực nương, vườn, đất soi bãi ven hồ Thác Bà và sông Chảy. Tùy theo mùa vụ, sau khoảng từ 110 – 130 ngày, lạc được đồng bào dân tộc nhổ đem về tách củ hoặc tách hạt phơi khô, tích trữ dùng để ăn dần quanh năm và lưu giữ trồng vụ sau.
Thu hoạch lạc
Do được gieo trồng trên vùng đất giàu khoáng chất, nơi đầu nguồn nước tinh khiết, hạt lạc đỏ của ở Lục Yên vừa rắn chắc, vừa có vị bùi, béo, ngậy thơm, khác hẳn lạc ở miền xuôi và các vùng đất khác. Lạc đỏ được chế biến thành nhiều món như luộc, rang, xào và cả kẹo, mứt, bánh… đều là những món ăn thân thuộc, gần gũi đối với các gia đình ở Lục Yên.
Thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh, hiện, giống lạc đỏ huyện Lục Yên được trồng 2 vụ trong năm với tổng diện tích khoảng 500 ha, chủ yếu ở các xã Phan Thanh, Tân Lập, Minh Tiến, An Phú, Minh Chuẩn, Tô Mậu, Tân Lĩnh…cho sản lượng gần 1.300 tấn lạc củ, tổng doanh thu ước khoảng 45 tỷ/năm.
Lạc đỏ được chế biến thành Dầu lạc
Để phát phát triển sản phẩm lạc đỏ, Hợp tác xã Thái Sơn, xã Tân Lĩnh đã hợp đồng liên kết với các hộ dân, cam kết thu mua sản phẩm lạc tươi vỏ đỏ địa phương. Sản phẩm sau khi mua về được sấy khô bằng máy sấy, bóc và loại bỏ các hạt hỏng, mốc, chọn lọc những hạt mẩy, đều hạt, đóng túi hút chân không và bảo quản được khoảng 8 tháng….đảm bảo các điều kiện sản phẩm lạc đỏ thương phẩm giữ an toàn vệ sinh thực phẩm, sạch, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng…
Lạc đỏ được trưng bày tại các gian hàng tại bên lề Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Lục Yên lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020 – 2025
Đến nay lạc đỏ Lục Yên đã được tiêu thụ rộng rãi tại tỉnh và các tỉnh thành phố trong cả nước, được người tiêu dùng tin tưởng, sử dụng.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.